TẠI SAO THI CÔNG SƠN CHỐNG NÓNG LẠI CÓ TÁC DỤNG CHỐNG NÓNG HIỆU QUẢ?
Thi công sơn chống nóng cách nhiệt là biện pháp sử dụng sơn để phun lên bề mặt tông một hoặc nhiều lớp sao cho độ dầy sơn phù hợp làm giảm nhiệt độ trong nhà. Lớp sơn phủ lên tôn là sơn chống nóng, thành phần là các chât tạo màng, có khả năng cách nhiệt và phản xạ lại với ánh sáng mặt trời.
Sử dụng phương pháp thi công sơn chống nóng của Ancomvina, bạn sẽ tiết kiệm được một phần điện năng, tăng năng suất lao động và đặc biệt là làm tăng tuổi thọ của tôn.
Không chỉ có tác dụng chống nóng, mà nhiêu hãng sơn còn phát triển tăng cường tính năng bảo vệ ngôi nhà khỏi tác động của môi trường như ngăn ngừa sự ăn mòn của mái tôn, giảm tiếng ồn,tăng tính thẩm mỹ…
Sơn chống nóng làm giảm nhiệt độ 3 đến 5 độ C.
CÁC LOẠI SƠN CHỐNG NÓNG ĐANG PHỔ BIẾN NHẤT HIỆN NAY?
• Sơn chống nóng Intek: là một loại sơn chuyên dụng dành cho mái tôn các nhà xưởng, hộ gia đình. Intek chống nóng được dựa trên nguyên lý cách nhiệt và phản xạ lại ánh sáng mặt trời. Sơn chống nóng INTEK cho hiệu quả cách nhiệt cao, làm giảm nhiệt độ từ 12 – 26 độ C nếu nền nhiệt ở 60 độ C.
• Sơn chống nóng Kova CN – 05: là loại sơn gốc nước có khả năng cách nhiệt tốt, kết hợp với các chất phụ gia có khả năng phản quang. Cấu trúc gồm nhiều lớp nhỏ xen kẽ nhau bằng các khoảng trống làm cho sơn ngăn cản được sự truyền ánh sáng, nhiệt lên mái tôn.
QUY TRÌNH THI CÔNG SƠN CHỐNG NÓNG
Để quá trình thi công diễn ra đúng tiến độ và chất lượng cần phải thực hiện một số công tác chuẩn bị như sau:
– Khảo sát, kiểm tra điều kiện thi công.
– Chọn thời điểm nắng nhất để kiểm tra nền nhiệt của bề mặt thi công
– Lập biện pháp thi công
– Lên kế hoạch, an toàn lao động
Bước 1: Xử lý bề măt thi công
– Kiểm tra bề mặt thi công
– Dùng nước để vệ sinh bề mặt
– Sử dụng máy phun, xịt nước để làm sạch bụi bẩn
Bước 2: Thi công phun chống rỉ cho mái tôn.
Bước 3: Thi công sơn lớp phủ thứ 01
– Trước khi thi công lớp sơn phủ thứ 01, cần kiểm tra lại lớp chống rỉ. Lớp sơn chống rỉ phải khô.
– Dùng máy phun sơn phủ lên một lớp sơn vừa đủ, phủ đều màu.
(Ở bước phun sơn, cần phải chú ý cách pha sơn. Mỗi loại sơn có thông số kỹ thuật và công thức pha sơn khác nhau. Chính vì thế để đảm bảo hiệu quả của lớp sơn, chúng ta cần phải đặc biệt chú ý tới cách pha sơn.)
Bước 4: Thi công sơn lớp phủ thứ 02
– Sau khi lớp 01 đạt độ khô (thời gian chắc chắn khô đó là 1-2 giờ).
– Tiếp tục sơn phủ lớp 02 đạt độ dày theo yêu cầu. Chú ý độ đều màu.
Bước 5: Bảo hành
– Bảo hành các lỗi kỹ thuật
– Bảo hành bong tróc sơn.
Đối với một số bề mặt cũ, rỉ sét thì quy trình thi công cần đặc biệt chú trọng tới khâu vệ sinh bề mặt. Tăng cường công tác kỹ thuật, kiểm tra độ bám dính và độ dầy của màng sơn để hiệu quả thi công sơn chống nóng được nâng cao.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.