SƠN EPOXY TỰ SAN PHẲNG LÀ GÌ?
Sơn epoxy tự san phẳng là loại sơn công nghiệp có hai thành phần được thi công dựa trên phương pháp cào, cán phẳng. Hai thành phần của sơn epoxy tự san phẳng là thành phần sơn còn gọi là thành phần A, thành phần đóng rắn còn được gọi là thành phần B. Đặc trưng của dòng sản phẩm này không chứa hàm lượng chất bay hơi, có khả năng kháng bụi, kháng khuẩn, độ bóng cao.
Thi công sơn epoxy tự san phẳng.
TẠI SAO SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG SƠN EPOXY TỰ SAN PHẲNG LÊN NỀN BÊ TÔNG?
– Thi công phủ sơn epoxy là bề mặt được bảo vệ. Ngăn cách các yếu tố môi trường làm ảnh hưởng tới bề mặt bê tông.
– Thi công sơn epoxy tự san phẳng lên nền bê tông tạo một lớp sơn liền mạch, hạn chế bụi bẩn, chống nấm mốc, …
– Sơn epoxy tự san phẳng giúp chống thấm nước, dầu. Kháng được nhiều hóa chất ăn mòn nền bê tông.
– Dễ lau chùi vệ sinh sàn
– Làm tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm.
CÁC LOẠI BỀ MẶT XƯỞNG NÀO THƯỜNG XỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG SƠN EPOXY TỰ SAN PHẲNG?
- Các sàn xưởng nhà máy dệt, nhà máy may,…
– Các tầng hầm gửi xe, bãi đậu xe, gara ô tô, xe máy…
– Các nhà máy cơ khí, nhôm kính,…
Quá trình thi công sơn epoxy san phẳng.
QUY TRÌNH THI CÔNG SƠN EPOXY TỰ SAN PHẲNG ĐẠT TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG.
Quy trình thi công sơn epoxy tự san phẳng khác biệt so với thi công sơn nước, sơn nhà. Chúng tôi khuyến cáo Qúy khách cần phải tìm hiểu kỹ về loại sơn, các phương án thi công và đặc biệt là quy trình thi công sơn epoxy tự san để nắm rõ về các bước thực hiện cho ra sản phẩm nghiệm thu đạt chất lượng cao.
Bước 1: Vệ sinh bề mặt. Mài sàn bê tông tạo nhám. Sử dụng máy mài công nghiệp và các máy chuyên dụng để làm sạch các vết bẩn, trà tạo nhám, loại bỏ lớp sơn cũ nếu có. Công đoạn này quan trọng quyết định độ bám dính của màng sơn vào bề mặt. Sau khi mài tạo nhám, sử dụng máy hút bụi để vệ sinh sạch bụi trên bề mặt sàn. Nếu sàn có độ ẩm cao, nhiều dầu mỡ cần phải có những biện pháp xử lý chống thấm, ẩm cho sàn.
Bước 2: Thi công sơn lớp lót epoxy. Sử dụng các thiết bị chuyên dụng để sơn lớp lót tạo liên kết giữ bề mặt bê tông với lớp sơn bề mặt.
Bước 3: Thi công 1-3 lớp sơn trung gian để xử lý các khuyết điểm của bề mặt và giúp lớp sơn tự san phẳng hoàn thiện đạt tính thẩm mỹ và chất lượng cao nhất.
Bước 4: Thi công sơn epoxu tự san phẳng lớp phủ hoàn thiện. Trước tiên cần phải xả nhám tạo độ bám dính cho lớp phủ hoàn thiện. Tạo các lớp băng keo xốp hạn chế việc đổ sơn bị tràn ra khu vực không thi công. Đổ sơn epoxy và sử dụng cây gạt sơn, bàn bả răng cưa, guốc đinh, logai và các công cụ chuyên dụng để thi công lớp sơn hoàn thiện tự san phẳng hoàn hảo nhất.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.